công trình thủy lợi là gì

Khái niệm và phân loại công trình thủy lợi là gì?

Đời sống

Công trình thủy lợi là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về khái niệm phân loại công trình thủy lợi.

Công trình thủy lợi là gì?

Công trình thủy lợi được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực ngày 01/07/2018, theo đó:

Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, cống, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

Công trình thủy lợi bao gồm:

– Đập;

– Hồ chứa nước;

– Kè;

– Cống;

– Hệ thống dẫn, chuyển nước;

– Trạm bơm;

– Bờ bao thủy lợi;

– Công trình khác.

Nhiệm vụ chủ yếu của các công trình thủy lợi là làm thay đổi, cải biến trạng thái tự nhiên dòng chảy của hồ, sông, biển, nước ngầm để sử dụng nước một cách hợp lý và bảo vệ môi trường xung quanh tránh khỏi những tác hại của dòng nước gây nên. Công trình thủy lợi có thể hình thành dòng chảy nhân tạo để đáp ứng nhu cầu dùng nước, khi dòng chảy tự nhiên ở nơi đó không đủ hoặc không có.

công trình thủy lợi là gìKhái niệm và phân loại công trình thủy lợi là gì?

Xem thêm: Top 10 công trình nghệ thuật kiến trúc hàng đầu thế giới

Phân loại công trình thủy lợi là gì?

Căn cứ vào tính chất tác dụng lên dòng chảy, công trình thủy lợi có thể chia ra:

Công trình dâng nước

Phổ  biến nhất của loại công trình dâng nước là các loại  đập. Đập được xây dựng ngăn các sông suối và hình thành nên độ chênh mực nước trước và sau công trình gọi là độ chênh mực nước thượng hạ lưu ở trước đập. Càng gần đến đập, lưu tốc trung bình của dòng chảy càng giảm, còn độ sâu của dòng chảy càng tăng.

Sự tăng mực nước ở trong sông sẽ làm tăng diện tích ướt của lòng sông và dẫn đến ngập đất ở thượng lưu. Sự thay đổi lưu tốc dòng chảy ở thượng lưu cũng làm thay đổi khả năng vận chuyển bùn cát của lòng sông. Bên cạnh đó, lưu tốc theo chiều dòng chảy giảm dần, bùn cát trong nước được lắng xuống đáy và khi đến gần công trình lưu tốc hầu như bằng không nên các hạt cát rất bé cũng được lắng xuống, nên nước ở đó rất trong.

Ngoài ra, sự dâng mực nước còn làm thay đổi cả trạng thái nước ngầm dưới lòng sông và hai bên bờ. Do có độ chênh cột nước thượng lưu và hạ lưu nên có hiện tượng thấm qua nền, cũng vòng quanh công trình qua 2 bên bờ từ thượng lưu về hạ lưu. Nước ở thượng lưu chảy về hạ lưu không mang bùn cát, vì vậy để trở về trạng thái cũ của dòng nước, lòng sông và bờ ở hạ lưu lại bị bào mòn xói lở.

Như vậy, công trình dâng nước có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố của dòng chảy, lòng sông và nước ngầm. Những công trình này mang lại hiệu quả lớn, điều chỉnh lưu lượng ở thượng lưu về hạ lưu, về mùa lũ nước được giữ lại ở thượng lưu (đối với hồ chứa) và được tháo về hạ lưu khi cần thiết theo nhu cầu dùng nước. Công trình dâng nước được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế nước.

công trình thủy lợi là gìKhái niệm và phân loại công trình thủy lợi là gì?

Xem thêm: Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế công trình phụ là gì?

Công trình dẫn nước

Các công trình dẫn nước bao gồm các loại như kênh mương, cầu máng, đường hầm, đường ống làm bằng các vật liệu khác nhau. Các công trình này có công dụng chuyển nước với các lưu lượng xác định vào các mục đích khác nhau như dẫn nước vào tuabin của nhà máy thuỷ điện, hay đưa nước vào tưới ruộng đồng, vào hệ thống cấp nước của thành phố, nhà máy, xí nghiệp… Đồng thời có thể sử dụng làm đường giao thông cho tàu thuyền đi lại. 

Ngoài ra, một loại công trình dẫn nước này phải kể đến cả công trình tháo lũ. Đó là các công trình phân lũ sang khu vực khác nhằm giảm lũ sông chính tránh ngập lụt hạ lưu, hay những công trình tháo nước thừa của hồ chứa từ thượng lưu về hạ lưu qua đập hoặc hai bên bờ của đập…

Công trình điều chỉnh dòng chảy

Các công trình điều chỉnh dòng chảy như đê, đập, kè,tường. Các đê đập không xây ngăn hết toàn bộ lòng sông, mà chỉ một phần theo hướng của mặt cắt ngang hoặc có khi theo hướng dọc lòng sông.

Công trình điều chỉnh được xây dựng với mục đích để khống chế xói lở dòng sông, có thể làm thay đổi hướng của dòng chảy trong giới hạn lòng sông, làm thay đổi trạng thái dòng chảy theo yêu cầu cần thiết và bảo vệ lòng sông tránh khỏi những tác hại nguy hiểm của dòng nước.

Những công trình này không làm dâng nước, mà có tác dụng phân bố lại lưu tốc và ảnh hưởng đến hình dạng của lòng sông, cũng như làm thay đổi hướng và lưu tốc dòng chảy. Các công trình điều chỉnh dòng chảy phục vụ các ngành khác nhau, có thể để giữ độ sâu, lưu tốc và hình dạng lòng sông cần thiết cho tàu bè qua lại. Bên cạnh đó đảm bảo điều kiện bình thường để lấy nước từ sông, giữ ổn định bờ sông để đảm bảo an toàn cho dân cư và xí nghiệp, nhà máy ở hai bên bờ.

Phân cấp công trình thủy lợi

Phân cấp công trình thủy lợi là điều cần thiết để thiết kế công trình và quản lý các nội dung khác được quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan.

Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng tiêu chí. Cấp công trình thủy lợi được xác định theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất của các công trình trong cụm đầu mối. 

Cấp của công trình đầu mối được xác định là cấp của công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước nhỏ hơn hoặc bằng cấp công trình đầu mối và nhỏ dần theo sự thu hẹp phạm vi phục vụ. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp dưới nhỏ hơn 1 cấp so với cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp trên.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được khái niệm và phân loại công trình thủy lợi là gì.