nganh-ho-sinh-la-gi

Ngành Hộ sinh là gì? Vai trò và công việc của người Hộ sinh

Giáo dục

Hiện nay, Hộ sinh là một ngành nằm trong hệ thống Y tế. Vậy ngành Hộ sinh là gì? Công việc họ đảm nhiệm như thế nào? Học ngành Hộ sinh có khó không?… Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về ngành Hộ sinh, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Ngành Hộ sinh là gì?

Hộ sinh là thực hiện các công việc liên quan đến chuyên môn về sinh nở, đào tạo bài bản để trở thành người đảm nhiệm công việc chăm sóc sức khỏe của sản phụ, trẻ sơ sinh để đảm bảo về mặt tâm lý, sinh lý, sự an toàn của cả mẹ và bé.

Mục tiêu của ngành Hộ sinh sẽ cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn, hiệu quả cho cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Theo đó nữ Hộ sinh là người trực tiếp theo dõi quá trình chuyển dạ của phụ nữ mang thai, đồng thời báo cáo tình hình sức khỏe của sản phụ cho Bác sĩ và chuẩn bị các dụng cụ Y tế cho các ca đỡ đẻ.

Để hoàn thành tốt công việc ngành Hộ sinh, trong quá trình học tập sinh viên ngành Hộ sinh sẽ cần học những kiến thức quan trọng từ cơ bản đến chuyên ngành, song song với thực hành thực tế trong các kíp sinh, quá trình chăm sóc mẹ và bé sau sinh… Tất cả nhằm giúp cho sinh viên am hiểu hơn về công việc của bản thân.

nganh-ho-sinh-la-gi✅ 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh Cao đẳng năm học 2025 ( https://drive.google.com/file/d/1scAmAFu3AP-WUdBYA8v3yZ3L2b7Yq6Ok/view - e in ra và điền đầy đủ thông tin nhé)
✅ 02 Bằng tốt nghiệp THPT bản sao có công chứng (áp dụng với thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2025);
✅ 02 Học bạ THPT (bản sao có công chứng);
✅ 02 Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2025); 
✅ 04 Ảnh 3x4 ghi thông tin thí sinh bao gồm: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc ở mặt sau ảnh);
✅ 01 Giấy khai sinh (bản sao có công chứng) + 01 Căn cước công dân (bản sao có công chứng).
✅ 01 Bộ hồ sơ học sinh, sinh viên trong đó có 01 sơ yếu lý lịch, điền đầy đủ thông tin và xin dấu xác nhận cơ quan địa phương);
✅ Giấy khám sức khỏe (có dấu xác nhận của cơ sở y tế).
✅ Giấy chuyển nghĩa vụ quân sự (đối với nam nếu có);
✅ Các loại giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên khác (nếu có).
Ngành Hộ sinh chuyên về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong suốt quá trình mang thai, sinh nở và sau sinh

Vai trò và công việc của người Hộ sinh

Vai trò của Hộ sinh trong hoạt động chăm sóc sức khỏe

Trên thực tế nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản ngày càng cao nên vị trí làm việc của nữ Hộ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt không thể thiếu tại tất cả các cơ sở Y tế trong nhiệm vụ theo dõi tình hình sức khỏe, chăm sóc, tư vấn sức khỏe cho sản phụ.

Tại những cơ sở Y tế thuộc tuyến tỉnh, TW công việc của những nữ Hộ sinh sẽ là chăm sóc, tư vấn thông tin cần thiết cho phụ nữ trong quá trình mang thai, trước khi sinh, theo dõi phát hiện những rối loạn sinh lý thông thường để từ đó có kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng trường hợp. Đến ngày dự sinh, nữ Hộ sinh sẽ là người luôn bên cạnh theo dõi diễn biến quá trình chuyển dạ nhằm tạo động lực cố gắng, yên tâm, đặc biệt hướng dẫn cách thở và rặn nhằm giúp sản phụ vượt qua cuộc chuyển dạ thuận lợi, dễ dàng. Tiếp đến nữ Hộ sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh để phát hiện dấu hiệu bất thường.

Nữ Hộ sinh làm việc tại Bệnh viện, Cơ sở Y tế tuyến huyện, xã hoặc ở những nơi cơ sở vật chất chưa được hoàn thiện sẽ càng có vai trò quan trọng hơn. Bởi có những trường hợp nữ Hộ sinh sẽ trở thành Bác sĩ trực tiếp để đỡ đẻ cho sản phụ nhằm đảm bảo an toàn cho sản phụ trong suốt quá trình sinh nở.

Công việc của Hộ sinh

Phần lớn công việc của các nữ Hộ sinh tại bệnh viện, trung tâm, phòng khám, cơ sở Y tế bao gồm:

  • Tham gia hướng dẫn sản phụ trong suốt quá trình mang thai, khám bệnh và thực hiện theo đúng quy định về việc chăm sóc phụ nữ mang thai;
  • Thực hiện quá trình thăm khám thai cho các sản phụ, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ và theo dõi sát quá trình chuyển dạ của sản phụ. Trường hợp sản phụ có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng báo lên Bác sĩ để kịp thời giải quyết vấn đề;
  • Hỗ trợ Bác sĩ chuyên khoa trong việc thực hiện ca đỡ đẻ thường hoặc những ca sinh nở khó;
  • Tuân thủ đầy đủ, chính xác theo y lệnh của Bác sĩ và thực hiện nhiệm vụ được phân công bởi trưởng khoa hay nữ Hộ sinh trưởng phân công;
  • Cùng tham gia nghiên cứu khoa học tại những cơ quan làm việc, hướng dẫn sinh viên thực tập theo đúng hướng dẫn từ trưởng khoa.

Học Hộ sinh có khó không? 

Nhiều bạn trẻ thắc mắc việc học ngành Hộ sinh có khó không? Điều này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người học. Mặc dù vậy trước khi quyết định theo học ngành Hộ sinh nên cân nhắc một số vấn đề như:

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Hộ sinh dù là các trường Cao đẳng Y Dược hay ở hệ Đại học sẽ khá khó khăn với nhiều sinh viên bởi bao gồm những kiến thức về lĩnh vực sức khỏe mẹ và bé, chăm sóc phụ nữ mang thai, hỗ trợ sinh sản… Không chỉ vậy sinh viên còn cần được học những kiến thức về Đại cương, Tin học văn phòng, Tiếng anh…

Thời gian học ngành Hộ sinh kéo dài từ 2 – 5 năm tùy thuộc vào từng hệ đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có thể làm việc tại các bệnh viện, phòng khám sản phụ khoa, các tổ chức y tế cộng đồng, hoặc tham gia vào các chương trình giáo dục và tư vấn sức khỏe.

Yêu cầu khắt khe

Đặc thù của ngành Hộ sinh và đối tượng phục vú sẽ là mẹ bầu và trẻ sơ sinh bởi vậy ngành này sẽ có nhiều yêu cầu vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt như tính kịp thời xử lý ca sinh, thời điểm chuyển dạ, ca mổ khó… Bởi nếu xảy ra bất cứ sai sót nào có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của cả phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Ngoài ra sinh viên học ngành Hộ sinh còn cần trang bị thêm những kỹ năng quan trọng để phục vụ công việc như kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, vệ sinh cho trẻ sơ sinh, xét nghiệm hoặc những quy định về việc kiểm soát vô khuẩn nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tính chất công việc

Nhiều bạn trẻ nhận định học ngành Hộ sinh khó bởi tính chất công việc, lịch làm việc được phân công dày đặc hoặc bất thường, nhiều người cảm thấy áp lực khi phải trực theo đêm hoặc ca kíp ít có thời gian dành cho gia đình…

Đồng thời các nữ Hộ sinh luôn trong trạng thái sẵn sàng để hỗ trợ phụ nữ mang thai trong suốt quá trình mang thai, thường xuyên phải tiếp xúc với chất thải, máu… Chính bởi vậy có nhiều thí sinh không thể gắn bó và theo đuổi ngành học này đến cùng.

nganh-ho-sinh-la-gi
Ngành Hộ sinh trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, sinh đẻ 

Có nên học ngành Hộ sinh hay không? 

Dù theo nhiều người ngành Hộ sinh khó cả về lý thuyết và thực hành bởi vậy đây vẫn là ngành thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số những lợi thế khi theo học ngành Hộ sinh như:

  • Trở thành người được hỗ trợ, chăm sóc và chứng kiến những trẻ sơ sinh ra đời;
  • Nhận được tình cảm, sự biết ơn, trân trọng từ phụ nữ mang thai và gia đình của họ;
  • Có mức lương hấp dẫn và ổn định hơn so với nhiều ngành nghề khác;
  • Đối với những Hộ sinh có năng lực về ngoại ngữ sẽ có cơ hội làm việc tại nước ngoài;
  • Có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, cơ hội thăng tiến trong công việc;
  • Có đa dạng vị trí công việc tại bệnh viện, phòng khám, tại gia hoặc các dịch vụ hỗ trợ online…

Hy vọng với thông tin chia sẻ ở trên bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích Ngành Hộ sinh là gì? Vai trò và công việc của người Hộ sinh. Từ đó thí sinh sẽ xây dựng kế hoạch theo đuổi ngành Hộ sinh phù hợp với năng lực bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)