Chứng chỉ hành nghề y có thời hạn bao lâu là vấn đề mà nhiều sinh viên các ngành y dược quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này cũng như cung cấp những thông tin liên quan đến điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y.
1. Chứng chỉ hành nghề y là gì?
Ngành y là ngành nghề có liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người, do đó chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Theo đó, Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2019 quy định người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải là những người đã được cấp chứng chỉ hành nghề y. Như vậy, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là điều kiện bắt buộc đối với những người hành nghề y.
Giấy chứng chỉ hành nghề y hay chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật. Chứng chỉ này được cấp cho người có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y được quy định tại Mục 2 Chương 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 và Chương II Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
Chứng chỉ hành nghề y có thời hạn bao lâu?
Để có chứng chỉ hành nghề y, các bạn cần phải hoàn thiện hồ sơ cấp theo đúng quy định và nộp tại các cơ quan sau đây:
- Nộp hồ sơ cho Bộ Y tế nếu làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế; hoặc làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác, trừ trường hợp phải nộp hồ sơ cho Sở Y tế hoặc Bộ Quốc Phòng; hoặc người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam.
- Nộp hồ sơ cho Sở Y tế nếu làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Sở y tế quản lý, trừ trường hợp phải nộp hồ sơ cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng.
- Nộp hồ sơ cho Bộ Quốc phòng nếu làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc Phòng.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y
Điều kiện về văn bằng
Đầu tiên, các bạn cần phải có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể:
- Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam.
- Giấy chứng nhận là lương y.
- Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện về thực hành
Trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề y, bạn cần phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh như sau:
- Có 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đối với bác sĩ.
- Có 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sĩ.
- Có 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.
- Có 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.
Trong trường hợp bạn là người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh phải có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình. Bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Nếu như bạn đang làm ở bệnh viện được một năm sẽ đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề y có thời hạn bao lâu?
Một số điều kiện khác
Người được cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ không thuộc trường hợp sau:
- Người đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh…
- Người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám, chữa bệnh, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Chứng chỉ hành nghề y có thời hạn bao lâu?
Chứng chỉ hành nghề y có thời hạn bao lâu là vấn đề được các sinh viên trường cao đẳng Dược TPHCM quan tâm nhiều nhất. Tùy theo mỗi quốc gia mà có quy định giấy phép hành nghề y khác nhau, thông thường từ 3 đến 5 năm. Thời hạn chứng chỉ hành nghề y sẽ đảm bảo được chất lượng của các y sĩ. Bởi để có thể được tiếp tục cấp giấy chứng chỉ hành nghề y thì họ sẽ phải chủ động trong việc trau dồi các chuyên môn kỹ năng đồng thời tiếp cận những kiến thức mới đề thi giấy phép hành nghề. Điều này sẽ đảm uy tín và chất lượng của các Y sĩ.
Theo như nghị định số 89/2012/NĐ – CP của Chính phủ thì việc sửa đổi hay bổ sung một số điều lệ của Nghị định số 79/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định thời hạn, giá trị của chứng chỉ hành nghề y là chứng chỉ hành nghề y sĩ chỉ được cấp 1 lần và có giá trị, phạm vi sử dụng trong toàn quốc với thời hạn 5 năm. Khi hết thời hạn, các y sĩ phải làm thủ tục đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề y tại nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trước đây, ở nước ta đã từng có nhiều luồng ý kiến khá trái chiều về việc cấp chứng chỉ hành nghề y. Hoặc là vẫn muốn giữ nguyên về cấp chứng chỉ hành nghề Dược của Nghị định ( số 89/2012/NĐ – CP năm 2012 ) của Chính phủ. Hoặc là tổ chức thi và cấp giấy phép hành nghề có hạn định theo thời gian.
Theo tình hình thực tế Quốc hội đã thống nhất đưa ra quyết định về việc cấp chứng chỉ hành nghề Y được sửa đổi bổ sung 01/01/2017 thống nhất quy định: Mỗi cá nhân chỉ được cấp 1 chứng chỉ hành nghề Y. Chứng chỉ hành nghề Y không quy định về thời hạn và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y cũng như nắm rõ được vấn đề chứng chỉ hành nghề y có thời hạn bao lâu.
Tổng hợp