cong-trinh-theo-tuyen-la-gi

Công trình theo tuyến là gì theo quy định mới?

Tin tức

Công trình theo tuyến là gì còn khá lạ lẫm với nhiều người. Vậy theo quy định mới công trình theo tuyến là gì chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trong nội dung bài viết dưới đây.

Công trình theo tuyến là gì?

Công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính như đường sắt, đường dây tải điện, đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước, đường cáp viễn thông, đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện…

Quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ

Trong đó:

– công trình dân dụng là công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng

– công trình công nghiệp là các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nhà điều hành sản xuất; công trình phục vụ sản xuất (y tế, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, học tập, văn hóa, dịch vụ, kho tàng, giao thông…) và công trình kỹ thuật (điện, cấp-thoát nước, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy…).

cong-trinh-theo-tuyen-la-gi-theo-quy-dinh-moi
Công trình theo tuyến là gì?

Công trình theo tuyến khác gì với công trình không theo tuyến?

Công trình không theo tuyến được hiểu là các công trình không thuộc một trong các loại công trình sau:

+ Đường bộ

+ Đường sắt

+ Đường dây tải điện

+ Đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước

+ Các công trình tương tự các công trình trên.

+ Đường cáp viễn thông

Điều kiện để được cấp giấy phép công trình xây dựng theo tuyến

Theo quy định pháp luật hiện hành, điều kiện để được cấp giấy phép công trình theo tuyến bao gồm:

– Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.

– Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa

– Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định.

+ Đối với công trình trong đô thị phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

+ Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

+ Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thị và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị:

+ Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản

+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở

+ Hồ sơ đề nghị cấp phép giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép.

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ

– Đối với nhà ở riêng lẻ điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:

+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

cong-trinh-theo-tuyen-la-gi
Đối với công trình trong đô thị phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng

Xem thêm:

Khám phá công trình kiến trúc Ăng Co Vát đặc sắc nhất của Campuchia

Cùng chiêm ngưỡng những tòa nhà đẹp nhất thế giới

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới công trình theo tuyến

Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ như sau:

– Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai về vị trí và phương án tuyến.

– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: sơ đồ vị trí tuyến công trình; bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

Bài viết trên đã phân tích rõ khái niệm công trình theo tuyến là gì theo quy định mới cho bạn đọc tham khảo. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc nếu như bạn đang tìm hiểu và quan tâm tới công trình theo tuyến và không theo tuyến.

Tổng hợp